Hướng dẫn cách tính lương cơ bản dành cho nhân sự

cách tính lương cơ bản

Tiền lương (hay tiền công) là phần quan trọng nhất trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động, vì đó là sự trả công xứng đáng của doanh nghiệp đối với người lao động. Có thể việc trả lương thường tính theo tháng, theo tuần hoặc ngày hoặc trả lương theo doanh thu tùy theo từng doanh nghiệp. Thông thường bộ phận nhân sự là sẽ bộ phận chịu trách nhiệm công việc này, nó đòi hỏi sự chi tiết và chính xác cao cùng bảo mật kỹ càng. Dưới đây là cách tính lương cơ bản mà azonnal muốn dành cho nhân sự.

Bảng lương nhân viên
Bảng lương nhân viên

Bảng lương là gì?

Bảng lương là bảng tổng hợp lương của toàn bộ công nhân viên tại một doanh nghiệp, thường thể hiện cụ thể tổng số tiền mà một công ty trả cho nhân viên của mình theo một chu kỳ nhất định (thông thường là 30 ngày), chi tiết về tiền lương và tiền thưởng (nếu có), thuế khấu trừ, khoản đóng bảo hiểm xã hội và các khoản phí khấu trừ khác của nhân viên. Nhiệm vụ chính của bộ phận phụ trách bảng lương chính là việc trả lương, thưởng cho tất cả nhân viên chính xác và kịp thời và tính toán khoản giữ lại và khấu trừ (bao gồm thuế, bảo hiểm xã hội, chi phí khấu trừ…) chính xác cũng như nộp kịp thời các khoản đó cho các cơ quan chức năng.

Ở góc độ của nhân sự và doanh nghiệp, bảng lương rất quan trọng vì nó trực tiếp quyết định đến việc nhận thù lao của toàn bộ tập thể nhân viên trong công ty. Không nhân viên nào cảm thấy dễ chịu nếu mình nhận thiếu tiền lương hay nhận lương trễ cả. Ngoài ra việc sai sót trong công tác đóng các khoản khấu trừ như thuế, bảo hiểm xã hội… của nhân viên cũng sẽ khiến doanh nghiệp gặp các rắc rối liên quan đến các cơ quan chức năng cũng như mất uy tín với nhân viên của mình. Việc bảo mật bảng lương cũng là một điều nhạy cảm vì lương thưởng là vấn đề bí mật, nếu để lộ sẽ gây ra nhiều vấn đề phát sinh khó giải quyết.

Cách tính lương cơ bản đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác
Tính bảnh lương đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác

Chi tiết các loại lương thường được thể hiện trong bảng lương

Lương cơ bản: Là mức lương thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện rõ trên hợp đồng lao động. Dựa trên mức lương cơ bản đó, bộ phận bảng lương sẽ có cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận được. Lương cơ bản khác với lương thực lĩnh, vì nó không bao gồm tiền thưởng, phúc lợi và các khoản bổ sung khác. Hay nói cách khác, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp. Mỗi vùng sẽ có một mức lương cơ bản khác nhau.

Lương công việc: Là mức lương gộp giữa lương cơ bản và các khoản phụ cấp chẳng hạn: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp năng lực, thâm niên, thu hút… được thể hiện chi tiết trên hợp đồng lao động hoặc trong quy chế lương thưởng của công ty. Lương theo công việc được tính sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Công việc tính lương rất quan trọng trong một doanh nghiệp
Công việc tính lương rất quan trọng trong một doanh nghiệp

Ngày công thực tế: là số ngày bạn đi làm trong tháng.

Lương thực tế hay còn gọi là lương tháng. Hiện nay có 2 cách tính lương thực tế cơ bản như sau:

  • Cách 1: Lương thực tế = (Lương công việc / tổng ngày công chuẩn của tháng) x ngày công thực tế
  • Cách 2: Lương thực tế = (Lương công việc / con số ngày công chuẩn doanh nghiệp quy định) x số ngày công thực tế làm việc

Lưu ý 2 cách tính lương này sẽ cho ra kết quả lương khác nhau, nhìn chung cách tính số hai tạo ra một khoảng thu nhập ổn định cho người lao động, trong khi cách tính số một sẽ sát thực tế hơn

Các khoản khấu trừ vào lương: thông thường bao gồm các loại bảo hiểm, thuế TNCN cũng như các loại phí như phí ứng tiền lương, phí công đoàn…

Cách tính khoản khấu trừ từng loại bảo hiểm:

  • BHXH: 8% * lương cơ bản
  • BHYT: 1,5% * lương cơ bản.
  • BHTN: 1% * lương cơ bản

Lương thực lĩnh: bằng lương thực tế cộng các khoản phụ cấp và trừ đi các khấu trừ vào lương.

Lương thử việc: bằng 85% mức lương của công việc khi được nhận chính thức (mức này quy định tùy doanh nghiệp).

Lương làm thêm ngoài giờ:

  • Làm thêm vào ngày thường: tiền lương tính theo giờ x số giờ làm thêm x 150%
  • Làm thêm vào ngày chủ nhật: tiền lương tính theo giờ x số giờ làm thêm x 200%
  • Làm thêm vào ngày lễ tết: tiền lương tính theo giờ x số giờ làm thêm x 300%

Ví dụ cụ thể: Tiền lương cơ bản của anh Hòa là 3,500,000 đồng, cộng thêm các mức phụ cấp và trừ đi các khoản khấu trừ thì lương thực lĩnh của anh là 12 triệu. Anh làm việc trong điều kiện lao động bình thường,  số ngày làm việc thực tế mà doanh nghiệp quy định là 22 ngày/tháng. Tháng vừa qua, anh làm 60 giờ tăng ca ngày thường trong tháng và không có giờ tăng ca nào sau 10 giờ tối.

Vậy tiền lương của anh Hòa nhận được là:

  • Tiền lương giờ thực trả là: 3,500,000 đồng/22/8 = 19,887đ.
  • Tiền làm thêm giờ ngày thường: 19,887 đồng x 150% x 60 giờ = 1,790,000.

Vậy tháng đó, anh Hòa sẽ nhận tổng cộng: lương thực lãnh + lương ngoài giờ = 12,000,000 + 1,790,000 = 13,790,000.

Cách tính lương các ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương

Cách tính lương cơ bản về các ngày công
Cách tính lương cơ bản về các ngày công

Theo Luật lao động, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

  • Tết Dương lịch (ngày 1.1 dương lịch): 01 ngày
  • Tết Âm lịch: 05 ngày
  • Ngày Giải phóng miền Nam (ngày 30.4 dương lịch): 01 ngày
  • Ngày Quốc tế lao động (ngày 01.05 dương lịch): 01 ngày
  • Ngày Quốc khánh Việt Nam (ngày 02.09 dương lịch): 01 ngày
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10.03 âm lịch): 01 ngày

Bên cạnh các ngày nghỉ lễ trên, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương trong các ngày nghỉ cá nhân sau:

  • Bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  • Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  • Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
  • Nghỉ phép năm.

Riêng về phép năm, người lao động làm việc đủ 12 tháng sẽ có 12 ngày phép nghỉ hàng năm được hưởng nguyên lương (trong điều kiện bình thường), 14 ngày phép nghỉ hàng năm (đối với những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở những nơi có môi trường khắc nghiệt), 16 ngày phép nghỉ hàng năm (đối với những người làm việc trong môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở những nơi có môi trường đặc biệt khắc nghiệt). Ngoài ra, theo quy định cứ 5 năm làm việc thì số ngày nghỉ của họ sẽ được tăng thêm 1 ngày trong doanh nghiệp.

Đối với một số công ty có phúc lợi tốt hơn, con số trên có thể tăng thêm. Việc sử dụng ngày nghỉ phép nhiều lần, hay nghỉ gộp một lần, xả phép năm, cộng gộp phép năm cũ sang năm mới phải theo quy định của doanh nghiệp. Với những công ty lớn họ thường áp dụng phần mềm tính lương cho doanh nghiệp để giúp quản lý dễ hơn và có tính chính xác cao hơn. Bạn có thể tham khảo công ty mona software là một trong những công ty phần mềm lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, nếu có nhu cầu hãy liên hệ để được tư vấn sớm nhất.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm cách tính lương cơ bản cho doanh nghiệp của mình.