Cách sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột như thế nào?

Sơ cứu người bị ngất xỉu

Ngất xỉu là một trong những biểu hiện không hiếm gặp trong cuộc sống thường ngày. Ngất xỉu cần được tìm ra đúng nguyên nhân để giúp những lần sau đó không tái phát. Vậy thì, nếu gặp người bị ngất xỉu thì sẽ cần phải làm gì? Dưới đây, AZONNAL sẽ bày bạn cách sơ cứu người bị ngất xỉu cực kỳ hiệu quả.

Hiện trạng khi con người bị ngất xỉu

Khi sắp bị ngất xỉu sẽ cảm thấy choáng, người nóng lên, mắt mờ và thính lực cũng giảm đồng thời. Nhiều  khi, sẽ có tình trạng đi khập khiễng và toát mồ hôi lạnh. Nếu như bệnh nhân ngất xỉu đột ngột do dây thần kinh phế vị hoạt động quá mức thì rất có thể sẽ bị chuột rút hoặc có xu hướng muốn đi đại tiện trước khi bất tỉnh.

Hiện trạng người ngất xỉu đột ngột

Nguyên nhân gây ngất xỉu

Não thiếu máu

Đầu tiên chính là nguyên nhân do não thiếu máu, vì dây thần kinh phế vị điều khiển lượng máu ra khỏi não quá nhiều. Dây thần kinh phế được kết nối với hệ tiêu hóa và não, có khả năng kiểm soát lưu lượng máu đến ruột. Vậy nên, nếu bạn ăn quá no, gập người khi đại tiện, nôn ói sẽ có khả năng kích thích thần kinh phế vị hoạt động quá mức, dễ xảy ra tình trạng bị ngất xỉu đột ngột.

Ngất xỉu do tim bất ổn

Nguyên nhân dẫn đến ngất xỉu không thể kể đến từ việc tim bất ổn. Vì tim tạo một lực để bơm máu qua tĩnh và động mạch nên nếu như tim đập nhanh hoặc chậm quá sẽ dẫn đến huyết áp giảm, điều này khiến não không đủ máu, nên sẽ dẫn đến ngất xỉu. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đo nhịp tim, nếu trên 150 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút thì đây có thể là lý do khiến bệnh nhân bất tỉnh. Do đó cần phải sơ cứu người bị ngất xỉu kịp thời để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sẽ có trường hợp bất tỉnh do cơ tim yếu và không bơm đủ máu cho não. Trong trường hợp người bệnh bị đau ngực hoặc gặp các triệu chứng khác của bệnh đau tim thì việc dẫn đến ngất có thể do cơ tim quá yếu.

Nguyên nhân ngất xỉu đột ngột do tim bất ổn

Mất nhiều nước trong cơ thể

Ngất xỉu cũng có thể do tình trạng máu có quá ít nước, do đó làm giảm huyết áp, kích thích dây thần kinh phế vị. Mất nước có thể do nôn, tiêu chảy, khí hậu quá nóng,… Do đó, chúng ta nên bổ sung nước ngay lập tức nếu thấy mình xuất hiện dấu hiệu như khô miệng, choáng váng hay trống ngực.

Ngất xỉu do bị sốc

Ngất xỉu do bị sốc giảm thể tích hoặc sốc phản vệ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến, cần sơ cứu người bị ngất xỉu ngay. Nếu sốc giảm thể tích, xảy ra khi cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất dịch. Vì thiếu máu và chất dịch nên tim sẽ không bơm đủ máu đến các bộ phận trong cơ thể. Đối với sốc phản vệ, đây là khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, phản ứng này xảy ra trong vòng vài giây, vài phút sau khi tiếp xúc. Đây là tình trạng khiến huyết áp giảm đột ngột và đường thở bị tắc.

Uống nhiều đồ có cồn

Việc uống nhiều đồ có cồn cũng khiến bất tỉnh. Uống sẽ khiến đi tiểu nhiều, do đó sẽ dẫn tới mất nước và hơn nữa, bia rượu còn gây an thần mạnh, giãn mạch máu và giảm huyết áp. Tất cả những tác động trên khiến não không hoạt động tốt, dẫn đến tình trạng xỉu.

Ngất do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc sau khi dùng, có thể gây ngất xỉu. Thuốc bổ sung nitrat gây hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu dẫn đến mất nước, thuốc có chất kích thích gây mất nước và tăng nhiệt độ cơ thể, thuốc nhóm opiate gây giảm huyết áp và nhịp thở, thuốc chữa bệnh tim làm giảm huyết áp. Những loại thuốc kiểm soát huyết áp cao cũng có khả năng làm huyết áp giảm quá nhiều và điều này dẫn đến việc bị ngất xỉu. Do đó, hãy cân nhắc và sử dụng đúng liều những loại thuốc này để không gây tác dụng phụ nhé.

Ảnh hưởng xấu do tâm lý

Tâm lý kích động là lý do một số người có thể bất tỉnh khi nhìn thấy máu. Tình trạng lo lắng, hoảng sợ và căng thẳng có thể kích thích dây thần kinh phế vị và hệ thần kinh đối giao cảm. Điều này làm chậm nhịp tim cũng như giảm huyết áp, từ đó dẫn tới tình trạng ngất xỉu. Đây là vấn đề thường gặp ở một số người có dây thần kinh phế vị rất mẫn cảm.

Sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột như thế nào?

Tiến hành kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của người bệnh

Bước 1: Trước khi sơ cứu người bị ngất xỉu, bạn cần thực hiện kiểm tra xem tình trạng của bệnh nhân có còn thở hay không, bằng việc bắt mạch bẹn hoặc cảnh để biết được tình trạng thực tế. Điều chỉnh tư thế người bị ngất xỉu

Bước 2, hãy nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên để tránh hít phải chất nôn, thức ăn vào phổi nếu trong trường hợp người bệnh  nôn đột ngột, hoặc tránh được trường hợp bị tụt lưỡi vào đường thở gây ngạt thở. Để bệnh nhân nằm ngửa, điều chỉnh cho phần chân người bệnh cao hơn đầu (bạn có thể kê gối, quần áo hay bất cứ thứ gì mềm, nhẹ dưới chân người bệnh).

Hướng dẫn sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột

Kiểm tra toàn trạng bệnh nhân

Hãy kiểm tra xem bệnh nhân có vết thương, va chạm ở toàn cơ thể. Nếu bệnh nhân còn thở và không có thương tích, hãy sơ cứu người bị ngất xỉu bằng cách nâng hai chân người bệnh lên cao hơn tầm của tim (khoảng 25 – 30cm). Đối với người bệnh còn thở và có bị ngã, thương tích trên cơ thể thì hãy cầm máu (nếu có chảy máu). Đặc biệt cần lưu ý là phải đảm bảo chắc chắn cột sống cổ của người bệnh không bị chấn thương hay di lệch khi sơ cứu và khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Người sơ cứu cần nới lỏng quần áo cho người bệnh để dễ thở nhất có thể.

Trong trường hợp bệnh nhân ngừng thở

Nếu bệnh nhân ngừng thở, mạch cảnh hoặc mạch bẹn lúc này không bắt được thì việc quan trọng nhất đó là tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, ép tim và thổi ngạt (trường hợp có 2 người cấp cứu). Nếu chỉ có một người, hãy ép tim và gọi 115, cứ 2 phút ép tim thì bạn hãy dừng tối đa 10 giây để bắt xem có mạch cảnh, mạch bẹn lại chưa. Lưu ý: Thời gian gián đoạn giữa các lần ép tim càng ngắn càng tốt.

Lưu ý khi sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột

Quan trọng nhất là gọi bác sĩ hoặc chủ động đưa nạn nhân đến bệnh viện để có hướng xử trí tiếp theo phù hợp, cũng như tìm ra nguyên nhân hỗ trợ điều trị.

Những điều nên làm khi sơ cứu người bị ngất xỉu:

  • Đắp chăn ấm cho bệnh nhân khi thân nhiệt họ thấp hơn bình thường.
  • Có thể dùng dầu nóng, gió để cho người bị ngất xỉu ngửi.
  • Ấn nhân trung nhanh, mạnh, dứt khoát trong thời gian đợi cấp cứu đến, liên hệ thuê xe cứu thương kịp thời để cấp cứu cho nạn nhân.

Những điều không nên làm khi sơ cứu người bị ngất xỉu:

  • Tuyệt đối không châm 10 đầu ngón tay cho bệnh nhân để tránh gây nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không gọi bệnh nhân tỉnh dậy quá nhanh.
  • Tuyệt đối không tụ tập quá đông người xung quanh, tránh ngạt khí.

Các lưu ý quan trọng khi sơ cứu người bị ngất xỉu

Cách phòng tránh ngất xỉu

Để tránh ngất xỉu, bạn nên thực hiện một biện pháp sau đây:

  • Nghỉ ngơi tại một nơi thoáng khí để cơ thể tỉnh táo, có thể ngồi trong tư thế cúi gục mặt, đặt đầu ở giữa hai đầu gối.
  • Không được thay đổi tư thế quá nhanh đề phòng khả năng bị ngất thực sự.

Việc biết cách sơ cứu người bị ngất xỉu là vô cùng đáng quý và được trân trọng. Người sơ cứu cần hiểu rõ và nắm bắt mọi quy trình, những điều cần tránh khi sơ cứu để thực hiện hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết cần thiết về cách sơ cứu người bị ngất xỉu hiệu quả. Nếu cần đơn vị cho thuê xe cứu thương nhanh chóng cho trường hợp khẩn cấp, hãy liên hệ với Công ty Cấp Cứu Vàng để được hỗ trợ nhanh nhất.