Top 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả và khoa học

Top 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả và khoa học

Bạn mới lên làm sếp hay làm sếp mà không tạo được sự thân thiện với nhân viên. Làm thế nào đây? Quản lý nhân viên thực sự không quá khó nhưng bạn cần phải nắm rõ ngay những cách sau đây để có thể quản lý nhân viên được hiệu quả nhất. Những cách dưới đây giúp nhân viên của bạn làm việc tập trung và hiệu quả nâng cao tinh thần làm việc và văn hóa của công ty. Chính vì vậy bài viết Top 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả và khoa học này của chúng tôi là dành cho bạn. Hãy là một nhà quản trị thông minh và sáng suốt trong tất cả các công việc của mình nhé. Hãy đọc bài này và áp dụng hiệu quả bạn nhé.

Top 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả và khoa học

Top 10 kinh nghiệm quản lý nhân viên hiệu quả và khoa học

Tạo thêm động lực phấn đấu bằng việc sử dụng lời khen chê đúng lúc

Trong công việc phải có sự ganh đua với nhau thì công việc thêm phần phát triển. Bạn nên xây dựng một môi trường làm việc mà ở đó mọi người đều muốn được thể hiện và cống hiến hết mình cho dù việc đó có là điểm mạnh hay điểm yếu của từng nhân viên. Bạn có thể đưa ra lời khen hoặc góp ý trước tất cả mọi người kèm thêm là hướng dẫn tận tình và không quên tặng cho nhân viên mình một câu “ cố thêm em nhé, em đang làm tốt rồi”

Chỉ cần nghe câu khen chê đúng lúc đấy cũng là một trong những động lực lớn cho nhân viên rồi đấy. Đây là những nhân viên có tinh thần làm việc hiệu quả còn những nhân viên chưa thực sự làm việc đừng mắng nhiếc họ vội và thay vào đó lời góp ý nhẹ nhàng và nếu có thể bạn cũng nên hướng dẫn họ làm việc tốt hơn nữa.

Đánh giá nhân viên theo định kỳ hàng tháng hay từng dự án

Trong những buổi họp hàng tháng, hay theo từng dự án tùy vào việc tổ chức của mỗi doanh nghiệp, công ty nên sử dụng ứng dụng quản lý nhân sự để đánh giá kết quả nhân viên để có thể xem xét và nhìn nhận được khả năng thực tế của nhân viên giúp họ biết được mình cần hoàn thiện bổ sung gì để hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Bạn nên dựa theo sự quan sát và tổng hợp lại các ưu và nhược điểm của nhân viên để họ có thể kịp thời sửa chữa hoặc phân bổ vị trí làm việc sao cho phù hợp nhất với những mục tiêu phát triển cho nhân viên có thể đặt ra những mục tiêu cao hơn trong công việc.

Thay đổi chính sách tiền lương

Cần phải có những chế độ lương thưởng hợp lý và tất cả nhân viên trong công ty đều có thể được hưởng chế độ này. Không nên để tình trạng ganh tị giữa các nhân viên trong công ty làm cạnh tranh trong tổ chức. Và bạn nên phân biệt rõ tránh tình trạng nhân viên làm ít hưởng nhiều và tình trạng nhân viên không được trả lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra vì vậy bạn nên đầu tư một phần mềm quản lý KPI để theo dõi số liệu nhanh chóng, chính xác.

Một nhà quản trị nhân lực hay sếp phải nhìn rõ được tiềm năng, điểm mạnh và yếu của nhân viên để có thể bồi dưỡng ngày và chính sách tiền lương ưu đãi đúng với người tài để giữ chân họ

Định hướng công việc và phát triển cho nhân viên

Muốn nhân viên làm tốt công việc của mình thì đầu tiên nhà quản trị cần phải giúp họ hiểu được công việc của mình là như thế nào, bản thân họ phải làm những gì tránh làm những việc quá giới hành và làm việc thiếu để bản thân bị dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Không chỉ vậy mỗi nhà quản trị nhân lực cần định hướng cho mỗi nhân viên của mình hướng phát triển và liên tục bổ sung thêm các kỹ năng sống và làm việc cho nhân viên của mình

Luôn lắng nghe, cảm thông và chia sẻ

Bạn không bao giờ được suy nghĩ mình là một nhà quản trị nên được quyền hơn người. Phải biết lắng nghe bất kỳ nhân viên nào và tránh xa những suy nghĩ luôn bác bỏ những góp ý của nhân viên như thế bạn và nhân viên của mình có thể gần gũi với nhau hơn

Mỗi nhà quản trị thông minh cần phải biết lắng nghe một cách có chọn lọc và thấu hiểu những mong muốn của nhân viên mình như vậy nhân viên mới có niềm tin và quan hệ với sếp không đơn thuần là mỗi nhân viên với sếp mà ở đó có sự sẻ chia như bạn bè, luôn giúp đỡ nhau để cả hai bên cùng được phát triển

Có tinh thần trách nhiệm làm việc

Sếp mà muốn quản lý nhân viên một cách có trách nhiệm và tận tâm với công việc của mình thì đầu tiên cần phải làm gương. Mỗi nhà quản trị cần nỗ lực để thể hiện công việc của mình, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó, không ngại khổ.

Nên hết lòng cống hiến để thực hiện mục tiêu của mình và có sự đóng góp trong sự phát triển của công ty và đem lại thêm lợi ích của người lao động. Nhân viên sẽ hành động và có những cách làm việc tận tâm giống bạn.

Công cụ làm việc

Công cụ làm việc

Phải đảm bảo chắc chắn rằng nhân viên của bạn được hỗ trợ tốt nhất về kỹ thuật, vật chất để có thể thực hiện được tốt công việc của mình. Đó là những công cụ, dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, khả năng tiếp cận những kỹ năng và công nghệ khoa học được tốt nhất. Các vị trí quản lý, lãnh đạo nên sử dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP để theo dõi và hỗ trợ thêm cho nhân viên. Để biết được phần mềm chất lượng hoặc bạn muốn tìm kiếm phần mềm đúng theo ý muốn cũng như riêng biệt thì bạn có thể tìm đến các công ty thiết kế phần mềm chất lượng để có được thiết kế app chất lượng cũng như những tính năng riêng biệt cho doanh nghiệp.

Ngoài ra sự tận tâm hướng dẫn của lãnh đạo cũng là điều không thể thiếu trong quá trình hội nhập công việc và môi trường làm việc nó giúp bạn dễ dàng thích nghi được với vai trò mới nhất và hòa đồng với đồng nghiệp của mình trong môi trường làm việc một cách thoải mái nhất.

Giải quyết các mối quan tâm mang tính toàn thể

Nếu một nhân viên có những mối lo ngại làm ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh thì bạn cần phải đảm bảo giúp họ giải quyết điều này một cách tốt nhất. Lắng nghe xem nhân viên của mình đang trong giai đoạn công việc bị quá tải thì cũng cần phải hỗ trợ, sử dụng app quản lý dự án để kiểm soát tiến độ, giải quyết gánh nặng cho nhân viên được thoải mái và đỡ áp lực hơn.

Cách này là một trong những cách cực kỳ hay trong tình huống bạn có một cuộc họp đại diện với các phòng quan liên quan nhằm giúp bạn thảo luận và hiểu được về văn hóa của công ty. Hãy xác định rõ ràng với nhân viên của mình đây là một buổi trao đổi cởi mở để họ có thể tự nói lên những ý kiến riêng của mình.

Phải nhấn mạnh rõ mục đích của cuộc họp thực sự là giải pháp để tìm hiểu những vấn đề chứ không phải là dịp để vùi dập nhân viên của mình. Cách tiếp cận này giúp cho mỗi nhân viên thấy được mình đang mang đến những giá trị tích cực cho công ty và đây là một sự tự khích lệ tinh thần bởi chính những cá nhân lãnh lãnh đạo

Người quản lý nhân viên nên tìm hiểu xem họ làm việc vì điều gì

Tìm hiểu xem nhân viên làm việc vì điều gì

Một người sếp tốt luôn biết nhân viên mình làm việc vì điều gì, họ bận tâm những gì do vậy bạn nên dành thời gian để có thể thấu hiểu nhân viên của mình hơn và giúp họ đạt mục tiêu của họ một cách tốt nhất từ những mục tiêu ngắn hạn đến những mục tiêu dài hạn.

Đôi khi nhân viên của mình thiếu cam kết và làm việc nhiệt huyết là do ngay từ đầu họ có cảm giác là bị đánh giá thấp hay được giao phó quá nhiều những việc cùng một lúc. Để khắc phục tình trạng này bạn cần phải đưa ra những thông tin giá trị để đảm bảo nhân viên của mình được phân công vào đúng vị trí công việc với vai trò và nhiệm vụ của mình

Một người quản lý nhân viên giỏi sẽ giúp họ có thể đạt mong muốn của họ và luôn theo sát được nhân viên của mình. Một khi họ đã thiết lập được những mục tiêu thì hay đảm bảo tiến độ của công việc đó được hoàn thành đúng thời hạn. Hãy chắc chắn rằng nhân viên của mình được làm việc đúng thời hạn.

Một người lãnh đạo thành công là người luôn cho nhân viên của mình thấy được những trách nhiệm mà họ cần phải làm. Hầu hết mọi người sẽ đánh giá cao những mô hình làm việc và tôn trọng sự tích cực của người quản lý mình. Bạn có thể thể hiện sự quan tâm đến công việc của nhân viên khi còn có thể và nâng cao văn hóa cho doanh nghiệp của mình

Bài viết trên là Top 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả và khoa học giúp nhà quản trị quản lý hiệu quả nhân viên của mình mà tôi tin rằng sau khi bạn áp dụng đúng những điều đã viết ở trên thì nó mang lại hiệu quả một cách rõ rệt nhất. Cuối cùng chúc bạn áp dụng được vào thực tế một cách thành công nhất.