10 loại côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng thường gặp

10 loại côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng thường gặp

Khí hậu nước ta rất thích hợp cho nền nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên đó cũng là điều kiện để các loại côn trùng, sâu bệnh sinh sôi. Để có thể bảo vệ cây trồng, người nông dân cần phải có kiến thức về côn trùng và sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Sau đây là 10 loại côn trùng, sâu hại thường gặp trên cây trồng được Azonnal tổng hợp lại và chia sẻ đến các bạn

10 loại côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng

Rệp – Loài sâu bệnh gây hại cho cầy trồng thường thấy nhất

Rệp - Loài sâu bệnh gây hại cho cầy trồng thường thấy nhất

Rệp là một trong những loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng khá phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Tuy rệp có kích thước nhỏ nhưng chúng thường xuất hiện theo bầy với số lượng rất lớn. Chúng ta có thể bắt gặp rệp gây hại ở một số loại cây cho hoa và cây ăn quả.

Rệp thường sẽ tấn công vào lá, rễ, thân và quả của các loại cây. Chúng hút nhựa và chất dinh dưỡng từ cây chủ. Khiến cho cây bị còi cọc, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, vàng lá và dẫn đến chết cây. Gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Loài rệp có khả năng sinh sôi nảy nở rất nhanh. Vì thế khi trồng trọt cần thường xuyên kiểm tra cây trồng. Cần tiêu diệt chúng ngay bằng thuốc sinh học nếu phát hiện rệp xuất hiện.

Sâu bướm

Sâu bướm

Sâu bướm là loài côn trùng có khả năng phá hoại mùa màng vô cùng lớn. Thức ăn của sâu bướm rất đa dạng như: cải xanh, bắp cải, dưa chuột, cà chua,…Khi vườn rau phát triển, các loại bướm đêm sẽ bay đến để đẻ trứng trên rau củ. Trứng sẽ nở ra thành ấu trùng sâu bướm với tốc độ phát triển nhanh chóng.

Loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng này có sức ăn rất lớn, chỉ cần qua một ngày là đã có thể khiến vườn rau bị thiệt hại nặng nề. Vì thế khi phát hiện vườn trồng có bướm đêm bay đến, người trồng cần kiểm tra và loại bỏ trứng của nó. Phun thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bướm.

Ốc Sên

Ốc Sên - loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng có kích thước lớn

Ốc sên là loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng có tốc độ duy chuyển khá chậm chạp. Tuy nhiên tốc độ phá hoại của nó đối với cây trồng lại rất nhanh. Ốc sên thường ăn thân và lá của các loại rau và cây thu hoạch ngắn ngày. Chúng thường tấn công vườn trồng cùng nhau, khiến cây non chết và gãy.

Vết cắn của ốc sên cũng dễ khiến cho cây trồng bị nhiễm bệnh. Ốc sên được được xem là loài phá hoại nông nghiệp nghiêm trọng. Để có thể tiêu diệt chúng, người trồng cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vỏ trứng để ngăn cản ốc sên bò đến gầy cây.

Bọ Trĩ

Bọ Trĩ

Bọ trĩ là loài côn trùng có thân dài và mãnh. Kích thước của bọ trĩ trưởng thành không vượt quá 1cm. Vì thế chúng ta khó nhận thấy được nó. Bọ trĩ thường sẽ tấn công theo bầy. Các loại cây trồng là đối tượng tấn công yêu thích của bọ trĩ phải kể đến như: dưa lưới, chanh dây…

Bọ trĩ sẽ chích hút các chất dinh dưỡng và nhựa cây trồng. Không những thế, trong quá trình hút dưỡng chất bọ trĩ còn sẽ lây truyền virus khiến cho cây trồng bị nhiễm bệnh. Các tiêu diệt bọ trĩ hiệu quả nhất là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Bọ Sâu Tai – Loại sau bệnh gây hại cho cây trồng nguy hiểm

Bọ Sâu Tai - Loại sau bệnh gây hại cho cây trồng nguy hiểm

Bọ sâu tai là một loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng sở hữu vẻ ngoài khá đáng sợ. Chúng có kích thước tương đối lớn, khoảng từ 20mm đến 25mm. Bọ sâu tai thon dài và có hai càng lớn. Loại côn trùng này thường trú ẩn ở vùng ẩm ướt hay những bụi cây rậm rạp.

Bọ sâu tai ăn cả thực vật là cây trồng lẫn những loại côn trùng có lợi. Những vết cắn của bọ sâu tai gây ra có thể làm cho cây bị nhiễm bệnh. Từ đó gây giảm năng suất của rau, hoa, quả. Để tiêu diệt bọ sâu tai, người ta thường dùng bẫy hoặc giấy bẫy côn trùng.

Ruồi Trắng

Ruồi Trắng

Ruồi trắng là loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng có kích thước khá nhỏ. Đây là loài có cánh, trên thân thường có phấn hoặc sáp màu trắng. Ruồi trắng thường tấn công vào các loại cây trồng có muốn như cam, quýt, bưởi hoặc các loại rau quả như cà chua, tía tô, xà lách…

Ruồi trắng thường quy tụ thành bầy và ẩn nấp ở mặt dưới của lá nên khó bị phát hiện. Chúng sẽ chích hút nhựa từ lá và thân cây. Từ đó ruồi trắng sẽ làm cho cây trồng bị suy yếu, gây biến dạng và bạc màu. Ruồi trắng có khả năng sinh sản rất nhanh. Do đó phải nhanh chóng tiêu diệt chúng bằng cách xịt xà phòng hay dầu làm vườn. Cần lưu ý xịt thuốc trực tiếp vào côn trùng để phát huy được tác dụng tốt nhất.

Ruồi vàng

Ruồi vàng

Ruồi vàng có kích thước từ 5mm đến 7mm, có thân hình thon dài, màu nâu vàng và có nhiều vết đen. Chúng bay rất khỏe và tìm kiếm những vườn cây trồng để tấn công. Những loại cây thường bị ruồi vàng tấn công là mận, mít, táo, xoài, bưởi,…Ruồi vàng tuy nhỏ nhưng thường đi theo bầy đàn vì thế sức tàn phá là rất lớn.

Ruồi vàng sẽ đậu vàng những quả chín hoặc gần chín. Chúng hút nhựa và đẻ trứng lên vỏ của trái cây. Trứng ruồi vàng sẽ nở ra thành dòi và đục dần vào bên trong làm cho quả bị thối và rụng hàng loạt. Người trồng cây ăn quả cần phải phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt ấu trùng của ruồi vàng.

Nhện đỏ

Nhện đỏ

Nhện đỏ là loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng có kích thước nhỏ, rất khó để nhận biết bằng mắt. Kích thước của nhện đỏ trưởng thành thường không quá 1mm. Nhện đỏ thường tập trung thành bầy đàn. Chúng thường được bắt gặp ở mặt dưới của lá gần với gân chính. Nhện đỏ có thể sinh trưởng và gây hại quanh năm. Thời gian hoạt động mạnh nhất của nhện đỏ hại cây trồng rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5.

Nhện đỏ thường tấn công vào các loại cây ăn quả lâu năm như bơ, sầu riêng,…chúng gây hại bằng cách hút nhựa cây, làm cho lá bị cong, vàng héo và rụng. Nếu như người trồng không kịp phát hiện nhện đỏ, cây trồng sẽ có nguy cơ bị chết.

Rệp Sáp

Rệp Sáp

Rệp sáp là loài có thân mềm, màu trắng và hình bầu dục. Trên người rệp sáp có một lớn bụi phấn bao bọc bên ngoài. Chúng thường bám trên các lá non hoặc khe rãnh của các loại trái cây. Rệp sáp sẽ hút nhựa cây và quả mà chúng bám vào.

Những vết thương do rệp sáp gây ra có thể khiến cho cây trồng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, nó cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Khiến cho cây trồng sẽ trở nên còi cọc, thiếu dinh dưỡng và dẫn đến chết cây. Cần sử dụng bình áp lực để thổi sách rệp sáp và phun thuốc bảo vệ thực vật ướt đều cho toàn bộ cây trồng.

Sâu ăn lá

Sâu ăn lá

Sâu ăn lá có màu xanh trùng với lá cây vì thế thường rất khó để phát hiện. Đây là loài sâu bọ có sức tàn phá cây trồng rất lớn. Sâu ăn lá là ấu trùng của ruồi đen nhỏ. Chúng chủ yếu ăn lá của những loại cây trồng và hoa màu.

Vết cắn của sâu ăn lá thường sẽ gây mất thẩm mỹ cho cây trồng. Ngoài ra đó cũng là nguyên nhân khiến cho cây trồng bị nhiễm bệnh. Nhà nông cần phải kiểm tra vườn trồng thật cẩn thận để phát hiện sâu ăn lá và tiêu diệt chúng bằng thuốc trừ sâu.

Một số biện pháp ngăn chặn sâu bệnh gây hại cho cây trồng

Để ngăn chặn côn trùng và sâu bệnh gây hại, bạn cần chú ý kể từ khâu làm đất. Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất trong nông nghiệp. Đất trồng cung cấp chất nước và chất dinh dưỡng cho rễ cây. Tuy nhiên nếu xử lý đất không tốt sẽ khiến cho các ấu trùng sâu bệnh tiếp cận và tấn công cây trồng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt côn trùng sâu bệnh gây hại cho cầy trồng chỉ là giải pháp tức thời. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của nông sản và gây hại đến môi trường. Ngày nay, nhà nông đang cố gắng hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao chất lượng nông sản.

Sử dụng lưới chống côn trùng Đài Loan hoặc màng nhà kính nông nghiệp là những biện pháp vô cùng hiệu quả giúp phòng ngừa sự xâm nhập của côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Chúng đóng vai trò như một lớp bảo vệ cây trồng. Hạn chế sự tiếp xúc giữa cây trồng và những mầm mống của trùng, sâu bệnh. Đây được xem là một biện pháp phòng ngừa tối ưu và an toàn.

Hiện nay thì các bạn hoàn toàn có thể tìm mua những vật liệu để chống côn trùng một cách rất dễ dàng thông qua một số các địa chỉ bán lưới uy tín như: Apon (tiền thân là Hsia Cheng), Lưới Lực Sĩ,…

Kết luận: Các loại côn trùng sâu bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế của người nông dân. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể nhận biết và kịp thời phòng chống các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng.