Top 10 mẫu giao diện blog cá nhân đẹp khi sử dụng WordPress

Mẫu giao diện blog cá nhân

Thay vì viết nhật ký trên những trang giấy, giờ đây bạn có thể dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ, thể hiện ý tưởng, sở thích của bản thân trên thế giới trực tuyến, thông qua blog cá nhânMột cách giúp bạn “bắt kịp thời đại”. Giúp bạn xây dựng hình ảnh, chia sẻ và trao thông điệp tới mọi người mà không bị ngăn trở về cả không gian và thời gian. Hay ngay cả mục đích tiếp thị và bán hàng trên blog cá nhân. Muốn thu hút được độc giả thì yếu tố quan trọng là bạn phải có giao diện đẹp mắt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 10 mẫu giao diện blog cá nhân đẹp nhất hiện nay.

Những mẫu giao diện blog cá nhân đẹp nhất

Sau đây là 10 mẫu  giao diện cho các trang blog cá nhân đước đánh giá cao bởi các công ty làm web và số lượng lớn người dùng, blogger nổi tiếng review để bạn có thể tham khảo:

1. Typology – mẫu giao diện blog cá nhân nhiều người đánh giá cao

Nếu bạn là một nhà văn, nhà thời, một tác giải hay một blogger chuyên về mặt nội dung thì Typology chính là một trong những mẫu giao diện blog cá nhân lý tưởng mà bạn không thể bỏ qua.

Giao diện Typology được thiết kế hiện đại trên mặt phẳng độc đáo, phông chữ tuyệt đẹp. Đặc biệt hơn, Typology còn sử dụng tích hợp cả RTL giúp trang blog của bạn có thể dễ dàng dịch sang bất kỳ ngôn ngữ nào. Bên cạnh đó, Typology còn có chức năng hỗ trợ phân trang, tổ chức lại các bài đăng nữa đó.

2. Simple Article

Simple Article chính là một mẫu giao diện blog cá nhân đơn giản bạn có thể tham khảo khi có ý định thiết kế website bằng wordpress. Với một bố cục tương đối đơn giản, dễ dàng tùy chọn Mega Menu, cài đặt tính năng. Đặc biệt, bạn còn có thể chia sẻ, ghim bài trên các trang mạng xã hội, nơi có thể giúp bạn nổi tiếng chỉ sau một tích tắc.

3. Soledad

Soledad
Soledad

Giao diện Soledad là một giao diện blog cá nhân được xây dựng trên nền tảng WordPress đa năng. Soledad được thiết kế theo phong cách trẻ trung, hiện đại với nhiều tính năng độc đáo. Đây cũng chính là mẫu giao diện được phần lớn các blogger Việt sử dụng. Bên cạnh đó, phần tùy chỉnh của nó khá dễ cho bạn khi có ý định tùy chỉnh bởi có tới tận 50 demo cho bạn thỏa sức “thay áo” cho blog của mình.

4. CheerUp

Lại là một mẫu blog được thiết kế trên WordPress. Tuy nhiên, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy CheerUp có tới gần 10 bản demo hiện đại với hơn 200 bố cục khác nhau để bạn tùy cơ ứng biến và thay đổi. Dù bạn không phải một người có kinh nghiệm thiết kế website thì vẫn có thể sáng tạo, xây dựng nên một giao diện cuốn hút, chuyên nghiệp.

Kể cả giao diện mặc định của Cheerup cũng đã rất tốt và được xếp vào 1 trong 10 giao diện nổi bật được download nhiều nhất từ trang datadesignsb.com, cho thấy Cheerup thật sự là một giao diện có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bất kỳ ai.

5. Family Blog

Một sự lựa chọn nữa cho các tay thiết kế website nghiệp dư và là blogger sáng giá đó là Family Blog. Đây là một mẫu giao diện blog cá nhân được đánh giá cao về tính hoạt động tích cực, hiệu quả và thân thiện.

Bạn có thể dễ dàng chăm sóc, làm đầy ắp ngôi nhà blog của mình dù không mấy chuyên nghiệp. Family Blog quả là một sự lựa chọn không tồi đúng không nào?

6. Smart Blog – mẫu giao diện blog thông minh và đa dạng màu sắc

Một giao diện blog cá nhân nữa bạn có thể tham khảo đó là mẫu Smart Blog.

Smart Blog
Smart Blog

Smart Blog hấp dẫn nhiều người dùng bởi tính thẩm mỹ vô cùng cao khi có sự kết hợp hoàn hảo của 3 bố cục khác nhau với những màu sắc và âm thanh bên không giới hạn.

Chưa dừng lại ở đó, bạn còn được sở hữu hơn 20 vật dụng tùy biến trên bảng điều khiển. Với Smart Blog, không lý do gì ngăn cản bạn có một giao diện blog đẹp, “ăn khách” cả!

7. Morning Time – mẫu giao diện blog đẹp – nhiều năng lượng

Nếu giao diện blog trước khiến bạn bực mình và chán nản bởi tốc độ load “như rùa bò” thì ngần ngại chi mà không đổi mới và thay bằng Morning Time.

Morning Time là một mẫu giao diện blog cá nhân có tốc độ load lên tới 96%. Do đó, bạn sẽ không phải canh cánh trong lòng và bứt rứt khi tạo ra quá nhiều thời gian chết. Đồng thời, bạn còn có thể thuyết phục được những người dùng khó tính cho những người trải nghiệm web của mình nữa đó.

8. MagPlus

Giao diện MagPlus, việc tích hợp cả công cụ Visual Composer hàng đầu trong thiết kế tạo cơ hội giúp những tùy biến của bạn trở thành một quá trình đơn giản và dễ dàng hơn.

Đặc biệt, khi sử dụng MagPlus, bạn còn có thể nắm trong tay hơn 40 trang giới thiệu, 20 thanh trượt, 12 kiểu tiêu đề và hàng chục mẫu, hàng trăm tính năng bất ngờ khác.

9. Hemlock – mẫu giao diện blog tinh tế

Nếu bạn yêu thích phong cách đơn giản thì mẫu giao diện blog cá nhân Hemlock chính là sự lựa chọn khá thú vị đó.

Mẫu giao diện blog cá nhân Hemlock
Mẫu giao diện blog cá nhân Hemlock

Hemlock xứng là “ông hoàng” trong các giao diện nhanh gọn nhất. Hemlock chủ yếu tập trung người đọc vào chính xác nội dung mà blogger truyền tải. Đồng thời, tính trải nghiệm người dùng cao và thường xuyên cập nhật.

10. GraceUnderPressure

Một sự lựa chọn nữa cho các nhà văn, “cây viết” chuyên nghiệp đó là GraceUnderPressure.

GraceUnderPressure tạo điều kiện cho bạn chăm chú vào chuyên môn. Bạn chỉ cần viết viết và viết, không cần lo lắng tới việc lập trình. Bởi mẫu giao diện blog cá nhân này được tích hợp sẵn các chức năng cần thiết, có thể tùy chỉnh một cách dễ dàng.

Mẫu giao diện này cũng có sự phân chia các chuyên mục, đề mục và định dạng văn bản ngay trên màn hình. Do đó, đây cũng là mẫu blog rất đáng chọn.

Các bước tạo blog cá nhân đơn giản

Một blog cá nhân, độc lập nhưng vẫn đòi hỏi phải được thực hiện và duy trì theo hệ thống. Chính vì vậy, bài viết sẽ hướng dẫn bạn các bước tạo blog.

Xây dựng blog cá nhân
Xây dựng blog cá nhân

1. Tên miền

Tên miền là yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm tới khi xây dựng giao diện blog cá nhân. Có rất nhiều yếu tố để tạo nên một tên miền hoàn hảo như cá nhân, dễ nhận biết và súc tích.

Để có tên miền tốt nhất, bạn cần xác định được đối tượng mục tiêu. Đặc biệt lưu ý, khi đặt tên miền, hãy nhớ kiểm tra xem tên bạn chọn có trùng với những tên miền đã có chưa thông mà nhà cung cấp hosting nhé.

2. Đăng ký

Khi bạn chọn được tên miền, bạn cần đăng ký với nhà cung cấp hosting. Với mỗi gói hosting khác nhau sẽ có không gian web, lưu  trữ dữ liệu với chi phí tên miền khác nhau. Hãy cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp.

3. Cài đặt

Với các nền tảng khác nhau sẽ có những cách thức cài đặt và yêu cầu riêng. Hiện nay có WordPress, Joomla, Typo3 và Drupal là 4 hệ thống được sử dụng phổ biến nhất.  Chúng cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích mở miễn phí.

4. Bắt đầu

Như ở phần trên đã nói, 4 hệ thống là mã nguồn mở, bạn có thể cài đặt chương trình CMS miễn phí. Tuy nhiên, dù sao bạn cũng cần có kiến thức và chuyên môn thiết kế để xây dựng một blog hoàn hảo.

5. Cấu trúc và kế hoạch

Một việc nữa bạn cần làm trước khi viết đó là xây dựng cấu trúc chung, một kế hoạch cụ thể về chủ đề, danh mục, trang và thể. Nếu cần thiết, bạn hãy hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này nhé.

Tạm kết về những mẫu giao diện blog cá nhân khi sử dụng WordPress

Hi vọng với bài giới thiệu các mẫu giao diện blog cá nhân cùng hướng dẫn tạo blog cơ bản trên đây của Azonnal sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Chúc bạn có một blog tuyệt đẹp mà hiệu quả!